1.6.9 Điều kiện và hành động có điều kiện

Chúng ta đã biết làm thế nào để đưa ra câu hỏi cho máy tính nhưng vẫn chưa biết làm thế nào để sử dụng câu trả lời một cách hợp. Chúng ta cần một cơ chế cho phép chúng ta làm một việc gì đó nếu một điều kiện gì đó được đáp ứng và không làm việc đó nếu ngược lại (điều kiện không được đáp ứng). Nó giống như đời thật vậy, ví dụ: Chúng ta sẽ đi dạo nếu thời tiết đẹp hoặc sẽ ở nhà nếu thời tiết không đẹp.

Để đưa ra những quyết định này, C++ đưa ra cho chúng ta một lệnh đặc biệt. Do tính chất và ứng dụng của nó nên nó được gọi là chỉ dẫn có điều kiện (conditional instruction) hoặc câu lệnh có điều kiện (conditional statement).

Có một vài biến thể của nó. Chúng ta sẽ bắt đầu với cái đơn giản nhất và dần dần tiếp cận những cái khó hơn.

Dạng đầu tiên của câu lệnh có điều kiện được viết một cách tượng trương như bên dưới →

if (true_or_not) do_this_if_true;

Câu lệnh có điều kiện này bao gồm các yếu tố cần thiết theo thứ tự (và chỉ thứ tự) sau đây:

  • Từ khóa if
  • Mở ngoặc đơn: (
  • Một biều thức (một câu hỏi hoặc một câu trả lời) mà giá trị của nó sẽ được chuyển đổi thành “true” hoặc “false” (nếu nó bằng 0)
  • Đóng ngoặc đơn: )
  • Một câu lệnh (chỉ một, nhưng chúng ta sẽ học cách làm thế nào để đối phó với giới hạn đó)

Câu lệnh có điều kiện sẽ hoạt động thế nào ?

  • Nếu biểu thức true_or_not trong dấu ngoặc đơn là đúng (value của nó khác 0), câu lệnh đằng sau điều kiện này (do_this_if_true) sẽ được thực thi.
  • Nếu biểu thức true_or_not trong dấu ngoặc đơn là sai (value của nó bằng 0),  câu lệnh đằng sau điều kiện này sẽ bị bỏ qua và câu lệnh tiếp theo được thực thi sẽ là câu lệnh tiếp theo của Câu lệnh có điều kiện đó.